MỘT SỐ BỆNH ĐƠN GIẢN THƯỜNG GẶP Ở MÁY TÍNH

Một số bệnh đơn giản thường gặp ở máy tính các bạn có thể tự sửa chữa tại nhà.
MỘT SỐ BỆNH ĐƠN GIẢN THƯỜNG GẶP Ở MÁY TÍNH
1. Máy bật không lên, điện không vào.
Bạn bật máy tính nhưng không có tín hiệu nào trên màn hình, màn hình đen thui. Ôi máy mình tèo rồi, đừng vội gọi thợ tự mình kiểm tra xem có vấn đề gì không đã.
Bước một: Kiểm tra điện vào, cố gắng lắng nghe xem có tiếng máy chạy không? Nếu nơi bạn ồn quá thì nhìn sau hông máy xem quạt nguồn có quay không? Nếu máy tính để gầm bàn sát tường không thể nhìn được thì sờ tay phía sau máy, phía trên để xem có sự rung động nhỏ của máy hay quạt gió của máy thổi ra không? Nếu có thì đường cấp điện cho máy tính của bạn đã ổn, có điện vào máy tính rồi không cần phải kiểm tra đường điện hay dây điện.
Lưu ý nhớ đi dép hoặc đứng trên thảm, ghế, sách vở, quần áo gì đó để cách khỏi mặt sản khi sờ đằng sau máy kẻo điện nó giật. Máy tính nó đưa điện áp nhỏ ra ngoài và thường máy Việt Nam không quan tâm đến tiếp đấp nên nó giật nhẹ một cái, không chết đâu nhưng nó làm bạn khó chịu khi bạn đi chân đất sờ vào vỏ máy. Nếu bạn đã cách ly khỏi đất thì bạn vô tư sờ vào vỏ máy không bị giật đâu.
Nếu máy không chạy, không nghe thấy tiếng quạt gió kêu, tiếng ồn đặc trưng của máy, đèn báo thì có nghĩa là không có điện cấp đến máy hoặc bộ nguồn không đóng điện. Việc đơn giản nhất của bạn bây giờ là dịch máy ra, kiểm tra xem dây nguồn máy tính có bị lỏng, tuột ra không, dây nguồn có hỏng không? Nếu nhà bạn có máy in bạn rút dây máy in ra cắm vào máy tính xem bật có lên không để loại trừ việc lỏng, hỏng dây hay thậm chí ai đó rút dây điện khỏi ổ điện. Tôi đã vài lần đến sửa máy cho khách hàng là cắm lại dây nguồn máy tính do lỏng hoặc người đó rút ra quên không cắm lại, cũng có lần dây nguồn đứt ngầm phải thay cho họ dây mới là xong.
Đến bước này nữa mà máy vẫn không lên được thì tiếp tục xắn tay áo vào làm tiếp. Các hướng dẫn sau chỉ áp dụng cho các bạn trai, còn bạn gái thì không nên vì phải đụng chạm đến việc mở máy tính, tháo lắp thiết bị máy tính.
Đầu tiên bạn kiếm cái tô vít 4 cạnh để mở máy tính, trước khi mở máy bạn nên rút hết các jack cắm nguồn máy tính, rút điện màn hình hoặc cáp VGA để tranh chạm mát giật điện khó chịu. Khuyến cáo các bạn nên đi dép hoặc sử dụng miếng lót các chân khỏi sàn nhà tránh bị điện giật.
Tiếp theo bạn rút giắc cắm nguồn khỏi bảng mạch chủ, để ý các mấu ngàm khóa của bộ jack. Bạn phải bấm vào đó và kéo thì mới tháo ra được. Nguồn cấp điện cho bảng mạch chủ thưởng có 2 bộ giắc, một bộ jăck nhiều chân và bộ có 4 chân. Bạn cắm ra để một chút rồi cắm lại như cũ sau đó cắm lại cáp VGA, jack cấp điện rồi bấm thử xem máy tính có hoạt động không? Nhiều máy tính đến bước này sẽ chạy được mà chúng tôi thường hay nói đó là bị shock điện. Tỷ lệ máy tính bật không lên mà chúng tôi tháo máy rút giắc cắm trên bảng mạch cắm lại vào khoảng 20~30% tức là 10 máy khách hàng báo hỏng bật không lên thì có đến 2~3 máy chúng tôi làm đến bước này đã có thể khắc phục được cho khách hàng và không phải thay thế linh kiện gì cả. Khái niệm shock điện hơi trừu tượng nhưng có thể nói nôm na thế này, một lý do gì đó nguồn điện của bạn có vấn đề như nháy điện, nhiễu khiến hệ thống bảo vệ bảng mạch khóa lại dẫn đến bạn có bấm công tắc nguồn nhưng hệ thống bảo vệ vẫn đang kích hoạt nên máy không hoạt động được. Khi chúng ta rút hết jack tức là chúng ta đã cắt nguồn điện xóa hết lệnh bảo vệ máy và khi cắm lại thì hệ thống bảo vệ không còn hiệu lực nên máy tính lại hoạt động lại. Nhiều người hỏi sao không rút dây nguồn máy tính cho nhanh mà phải tháo máy? Rút dây nguồn máy tính nhưng trong bộ nguồn máy tính vẫn còn các tụ điện, tụ điện vẫn cấp điện cho máy tính trong khoảng thời gian nhất định, không muốn làm thao tác tháo jack bảng mạch bạn có thể rút phích cắm nguồn điện và để nhiều giờ để tụ điện nguồn xả hết. Đây cũng là lý do giải thích cho khách hàng họ bảo hôm qua máy em không hoạt động nhưng hôm nay em bấm nó lại lên. Vâng, sau một khoản thời gian lập trình thì hệ thống bảo vệ bảng mạch xóa đi để máy lại nhận điện nên có hiện tượng buổi chiều bật kiểu gì không lên, sáng hôm sau thử lại bật lại lên.
Đến bước này mà bạn bật máy tính, máy tính chạy được thì chúc mừng bạn. Bạn đã có thể tự sửa được máy tính hư hỏng đơn giản như tuột dây nguồn, hỏng dây nguồn hay máy bạn bị shock điện. Nếu bước này mà máy tính bạn “Nguyễn Y Vân” thì thôi bạn phải gọi thợ đến và dặn họ mang thêm bộ nguồn mới để kiểm tra.
2. Máy tính bật không lên nhưng có điện vào.
Đây là trường hợp mà có xảy ra bạn có thể khắc phục được hoặc nếu không khắc phục được bạn cũng có thể biết máy tính mình hư hỏng phần gì để đối chiếu với thợ khi họ phán bệnh.
Máy tính bật không lên nhưng vẫn có điện vào được thể hiện bằng đèn báo bộ CPU sáng, có tiếng động đặc trưng của máy như kêu o o. Bệnh này sẽ rơi vào hai trường hợp, một là do màn hình máy tính bị lỗi không hiển thị được hình ảnh, hai là do bộ CPU máy bị lỗi.
Để xác định cách đơn giản nhất là chờ máy tính hoạt động được một lúc bạn bấm vào các phím có chức năng báo đèn trên bàn phím như phím Caps Lock, phím Num Lock hoặc phím Scroll Lock. Các phím này có đặc trưng là có đèn hiện thị trạng thái bật/tắt. Vậy bạn chỉ việc bấm phí đó kiểm tra xem bàn phím có hoạt động không? Nếu các phím đó hoạt động thì khả năng CPU máy tính của bạn không có vấn đề gì cả mà lỗi do màn hình của bạn. Việc tiếp theo là xử lý từng bước như kiểm tra điện màn hình, cáp tín hiệu cắm từ máy tính lên màn hình. Để kiểm tra màn hình điện có vào hay không bạn bấm vào nút công tắc xem đèn báo có hoạt động không? Nếu đèn báo vẫn hoạt động mà không có hình ảnh hiện trên màn hình thì bước tiếp theo bạn kiểm tra dây cắm cáp VGA xem có bị lỏng không? Dây VGA có hai đầu một đầu nối với máy tính một đầu nối với màn hình, bạn xoáy 2 con vít rồi rút ra kiểm tra chân jack rồi cắm và xiết lại ốc vít lại. Lưu ý làm cả hai đầu dây nhé. Trường hợp màn hình không có điện bạn kiểm tra lại jack cắm điện có bị lỏng không? Hiện giờ các màn hình đều là loại LCD mỏng nên có thêm một cái Adapter cấp điện bên ngoài giống như cái xạc của máy tính xách tay. Màn hình không vào điện thì khả năng chết cục đó rất cao, bạn cầm cục đó ra cửa hàng máy tính nhờ họ có đồng hồ đo điện kiểm tra hoặc để họ test nếu lỗi thì mua cục xạc khác tương đương là được. Nếu ngại làm những điều này thì bạn gọi thợ báo tình trạng bạn đã kiểm tra để họ xác định trước và họ có thể  cầm adapter mới đến cho bạn. Bạn làm được đến bước này thì yên tâm chả có thợ nào vẽ thêm bệnh cho máy tính của bạn được nữa rồi khi bạn xác định hoặc khoanh vùng bộ phận máy tính lỗi.
Ngoài những lỗi thông thường như trên còn có thể có những lỗi đối với người thợ rất đơn giản như lỏng chân RAM, lỏng chân jack ổ cứng. Nhiều khi đến nơi tháo máy tính ra cắm lại thanh RAM, hay cắm lại chân jack SATA của ổ cứng rồi đóng máy lại là sửa máy tính xong cho khách hàng.
3. Máy tính có điện vào, lên hình nhưng không vào được hệ điều hành.
Thông thương khi khách hàng gọi điện thoại cho chúng tôi nhờ sửa máy tính họ chỉ nói chung chung là máy tính lỗi, bật không lên. Để dễ dàng phân loại xử lý và mang theo những dụng cụ, vật tư kèm theo chúng tôi bao giờ cũng hỏi rõ chi tiết máy lỗi như thế nào. Máy bật có lên không, có xuất hiện chữ gì trên màn hình hay không? Nếu máy tính có hiện chữ trên màn hình thì chúng tôi hiểu rằng máy tính đó vẫn đang hoạt độngđược có thể chỉ lỗi ở phần mềm mà thôi và chúng tôi sẽ cử kỹ thuật ưu tiên về xử lý sự cố phần mềm.
Khi máy khởi động, máy tính sẽ tự test các thiết bị đi kèm máy tính xem các thiết bị đó có hoạt động không, khi kiểm tra các thiết bị đó còn hoạt động thì bước tiếp theo nó sẽ trao quyền cho hệ điều hành. Thông thường hệ điều hành ở đây được chứa trên ổ cứng vậy nếu trường hợp ổ cứng trục trặc hoặc mất hệ điều hành thì máy tính không chạy được và sẽ thông báo lỗi trên màn hình hoặc treo máy.
Nếu máy tính của bạn bị hư những lỗi không phải như trên, hãy liên lạc với máy tính Tân Lộc để được sửa chữa nhé

Bài viết liên quan

Call Now Button